Cùng với một số dân tộc khác cứ đến ngày 5 tháng 5 âm lịch dân tộc Thái Trắng lại tổ chức ăn tết Đoan Ngọ với nhiều loại hoa quả, bánh trái như gói bánh tro, bánh trôi, bánh nếp và mổ gà vịt thắp hương tổ tiên. Đây là thời điểm nóng nhất trong năm, cũng là thời kỳ các loại cây, cỏ, hoa lá tươi tốt và các loại quả đang chín rộ nên người Thái Trắng thường lấy lá chít về gói bánh, hái thuốc, nhuộm móng chân và có tục khảo cây lấy quả.
(laichau.gov.vn) Đã thành thông lệ, đến hẹn lại lên, cứ ngày 15 tháng 1 âm lịch, bà con nhân dân các dân tộc lại tụ hội đến xã Nậm Loỏng, thị xã Lai Châu để cùng vui hội Gầu tào cha. Đây là Lễ hội được đồng bào dân tộc Mông thích nhất và mong chờ nhất.
Lễ hội Gàu tào cha có nghĩa là chơi núi xuân, mục đích cúng thần núi, thần rừng, cảm ơn thần thánh, trời đất che trở, phù hộ cho con người, đồng thời biểu đạt khát vọng ấm no hạnh phúc và cầu nguyện cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thể hiện tấm lòng của con cháu nhớ về cội nguồn.
Không chỉ vậy Gàu tào cha còn là một sân chơi bổ ích, là dịp để bà con nhân dân từ già đến trẻ hội ngộ về đây để khai hội, các chàng trai, cô gái với những điệu múa khèn, múa ô, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao, chò chơi dân gian, thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, từ đó lựa chọn người giỏi nhất, tài nhất, người mình thích, người mình yêu để bắt về, kéo về làm người bạn đời.
Ông Giàng A Tủa, Chủ tịch UBND xã Nậm Loỏng cho biết: “Lễ hội Gàu tào cha đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa sẵn có của đồng bào dân tộc Mông, đồng thời góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc, động viên nhân dân hăng hái thi đua, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương.”
Cũng như mọi năm, phần Lễ hội Gàu tào cha bao giờ cũng gồm 2 phần chính là phần Lễ và phần Hội.
Ở phần Lễ, tuy mỗi năm Thầy cúng có thể là những người khác nhau nhưng đều là người đại diện cho nhân dân trong xã và đọc bài cúng để gọi hồn tất cả người dân trong xã mà đi làm ăn xa về tập trung tại đất mẹ để ăn tết, đồng thời bày tỏ mong muốn nhờ sự che chở của các thần linh để giúp gia đình, làng bản sức khoẻ dồi dào, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, con cái khoẻ mạnh, học hành giỏi giang, làm ăn phát đạt, “nuôi con trâu, con ngựa, con lợn đẻ nhiều con, con gà đẻ nhiều trứng”… Sau khi làm lễ cúng xong, thầy cúng dâng lễ vật lên thần núi, thần rừng.
Bắt đầu phần hội, nhiều tiết mục văn nghệ dân tộc, cuộc thi, trò chơi bổ ích, lý thú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông được tổ chức như thi giã bánh giày, tù lu, kéo co, đẩy gậy, leo cột, đu quay, đi cà kheo, nhảy bao bố, chọi trâu...
Phía Bắc giáp với Myanma và Trung Quốc, phía Đông giáp Việt Nam, phía Nam giáp với Campuchia và phía Tây giáp với đất nước Thái Lan; Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, chỉ có núi non và những cánh rừng xanh bạt ngàn bao quanh. Với diện tích 236.800 km2 và dân số chỉ 6 triệu người, Lào là nước có mật độ dân số khá thấp. Nền kinh tế còn nghèo chủ yếu dựa vào rừng và sông Mekong nhưng với sự nỗ lực của mình, đời sống nhân dân Lào đang ngày một đi lên.